Nám da là da mặt xuất hiện các vệt không đều màu do tình trạng rối loạn sắc tố Melanin. Tuy nhiên, với mỗi dạng nám đặc trưng, người ta sẽ có những phương pháp chữa trị khác nhau sao cho phù hợp. Vậy, nám da bao gồm những loại nào? Tiêu chí nào được dùng để phân biệt các loại nám? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nám mảng
Đúng như tên gọi, nám mảng là dạng nám xuất hiện thành từng mảng trên bề mặt da với diện tích lớn, thường xuất hiện ở nhiều vùng trên khuôn mặt, khiến da mặt trở nên tối hơn, da khô hơn và làm giảm tính thẩm mỹ của phái đẹp. Tuy nhiên, đây cũng là dạng nám phổ biến nhất và dễ chữa trị nhất trong tất cả các loại nám do chân nám xuất hiện ở vùng da nông, dễ xử lý.
Nhìn chung, cách phân biệt các loại nám cũng như nám mảng tương đối đơn giản, đa số dựa vào vị trí của chân nám, diện tích da bị nám cũng như nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Đối với nám mảng, nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này chính là sự tiếp xúc của da với tia UV của ánh nắng mặt trời, khiến da tổng hợp nhiều Melanin hơn, tạo nên các mảng lớn các vùng da đậm màu. Mặc dù chân nám tương đối nông, song nếu để hiện tượng kéo dài, nám mảng cũng sẽ rất khó điều trị.
Xem thêm: Điều trị nám tại nhà hiệu quả với những nguyên liệu thiên nhiên
Nám đốm (nám chân sâu)
Khác với nám mảng, nám đốm không tập hợp thành từng mảng lớn mà xuất hiện trên da với từng nốt tròn, to và đậm màu. Đây là loại nám tương đối khó chữa trị do chân nám nằm sâu dưới lớp biểu bì và trung bì. Vì vậy, chúng còn được gọi bằng cái tên khác là nám chân sâu (để phân biệt các loại nám khác). Theo thời gian, các hắc sắc tố bị đẩy sâu xuống da này dần dần lan rộng, sản sinh thêm nhiều chân nám mới khiến cho các vết nám càng sậm màu và mở rộng phạm vi biểu hiện.
Nguyên nhân gây ra nám đốm thường xuất phát từ sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, kết hợp cùng các yếu tố tác động từ bên ngoài. Chính vì thế, đối tượng bị nám chân sâu thường là những chị em phụ nữ ở độ tuổi ngoài 30 và thời kì tiền mãn kinh. So với các loại nám khác, nám đốm thường rất khó điều trị do chân nám khá sâu và độ tuổi của người mắc không còn trẻ, làn da không còn quá khỏe mạnh.
Nám hỗn hợp
Đúng như tên gọi, nám hỗn hợp chính là dạng nám kết hợp của cả nám chân sâu và nám mảng. Trên làn da người bệnh xuất hiện nhiều mảng rộng tối màu, đồng thời có cả những đốm đậm sẫm màu xen kẽ. Chân nám hỗn hợp thường ăn sâu vào lớp hạ bì và phân bố rộng khắp từng tầng của da. Chính vì thế, việc điều trị nám thường tương đối phức tạp, mất nhiều thời gian và cần phương pháp thích hợp mới có thể hồi phục làn da.
Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị nám hỗn hợp, người bệnh cũng cần phải chú ý tránh xa hoặc hạn chế các nguồn nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Ví dụ như: hạn chế ra ngoài khi trời nắng, tránh căng thẳng, stress quá mức, sử dụng các mỹ phẩm có chất lượng, tránh lạm dụng quá mức các loại thuốc chữa trị, thuốc giảm đau,... Đồng thời, chú ý cung cấp đủ độ ẩm cho da để đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Các loại nám khác
Bên cạnh 3 loại nám phổ biến ở trên, người ta còn phân biệt các loại nám dựa trên màu sắc, vị trí nám và nguyên nhân hình thành nám. Chẳng hạn, nám khói có màu đen tím, thâm sạm, hình thành do tác động của tia UV và sự tiếp xúc với một số chất hóa học như lưu huỳnh, photpho,... Nám bã chè có màu đen, là một dạng nám đốm đã hình thành từ lâu và không được chữa trị. Còn nám cánh bướm thì xuất hiện nhiều ở 2 bên cánh mũi, dần dần lại lan ra toàn khuôn mặt.
Trên đây là cách phân biệt các loại nám cũng như nguyên nhân, biểu hiện và một số cách chữa trị đặc biệt dành cho từng loại. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm những thông tin bổ ích để có thể chăm sóc sức khỏe cũng như làm đẹp cho chính mình và những người xung quanh. Liên hệ Genki Derma nếu bạn muốn biết thêm về những phương pháp đặc trị nám hiệu quả, nhanh chóng theo công nghệ Nhật Bản.