Nám da là một trong những vấn đề “nhức nhối” nhất đối với phái đẹp, bởi chúng ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ, dễ tái phát nhiều lần và rất khó để điều trị tận gốc. Vậy, cơ chế hình thành nám da là gì? Vì sao chúng lại “cứng đầu” như vậy và làm thế nào để loại bỏ các vết nám một cách hiệu quả nhất? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và đưa ra câu trả lời nhé.
Cơ chế hình thành nám
Nám da là hiện tượng các vệt, đốm sẫm màu xuất hiện trên da với các kích thước, vị trí không cố định, có thể lan rộng ra và thường tập trung nhiều ở vùng má, trán, mũi và cằm. Nguyên nhân gây ra tình trạng nám có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như sự thay đổi nội tiết tố, ảnh hưởng của tia UV, do di truyền, tuổi tác hoặc do lạm dụng mỹ phẩm,... Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều có chung một cơ chế hình thành nám da, đó là do sự rối loạn sắc tố melanin.
Trong cơ thể người, melanin còn được gọi là hắc sắc tố (do chúng có màu đen) và cũng là một trong những yếu tố quyết định đến màu sắc của tóc, mắt và da của chúng ta. Chúng được sản sinh từ một loại tế bào biểu bì hắc tố nằm ở dưới đáy vùng hạ bì, có tên là melanocytes. Tuy nhiên, để quá trình tạo ra melanin được hoàn thiện, các tế bào này cần sự xúc tác của men Tyrosinase và tác động của tia cực tím từ ánh nắng mặt trời. Đó là lý do vì sao khi ra ngoài trời nắng, làn da chúng ta dễ dàng bị đen sạm và tối màu hơn.
Tuy nhiên, khi làn da thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với các tia UV từ ánh nắng mặt trời, quá trình sản sinh melanin sẽ bị rối loạn, khiến các hắc sắc tố liên tục gia tăng và chỉ tập trung vào một vài vùng, vài điểm nhất định. Lúc này, trên da chúng ta sẽ xuất hiện những vệt hoặc đốm tối màu, gọi là nám. Do cơ chế hình thành nám da diễn ra tương đối nhanh, quá trình phân hủy melanin lại khá chậm nên việc trị nám thường mất rất nhiều thời gian và kéo dài dai dẳng. Mặt khác, các chân nám-nơi sản sinh melanin thường nằm sâu dưới đáy vùng hạ bì nên các vệt nám rất dễ tái phát và khó có thể loại bỏ tận gốc.
Xem thêm: Làm thế nào để phân biệt các loại nám da đơn giản và chính xác nhất
Nguyên tắc điều trị nám
Như vậy, cơ chế hình thành nám da nhìn chung đều xuất phát từ một tác nhân, đó là sắc tố melanin. Vậy, việc “tiêu diệt” hoàn toàn hắc sắc tố này liệu có thể chữa trị tận gốc được vấn đề? Câu trả lời là có thể, tuy nhiên điều này chắc chắn sẽ khiến phát sinh thêm nhiều vấn đề trầm trọng hơn. Khi không có hoặc thiếu hụt melanin, cơ thể người sẽ mắc phải hàng loạt các chứng bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh bạch tạng. Thậm chí, điều này còn có thể di truyền và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của những thế hệ sau.
Trên thực tế, so với việc ảnh hưởng xấu tới thẩm mỹ thì những lợi ích mà hắc sắc tố này đem lại lớn hơn rất nhiều. Cụ thể, ngoài việc cân bằng nhiệt độ cho cơ thể, sự tồn tại của melanin còn giúp cho cơ thể ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn và giúp các tế bào da chống lại các tác động của tia cực tím. Từ đó, hạn chế quá trình oxy hóa làn da và giảm khả năng ung thư da xuống mức thấp nhất. Thiếu melanin, da sẽ mất đi một lớp chắn bảo vệ, trở nên mỏng hơn, yếu hơn và dễ dàng bị tổn thương bởi các tác động ngoài môi trường.
Chính vì vậy, trong quá trình điều trị nám, chúng ta không nên loại bỏ hoàn toàn lượng melanin trong da mà chỉ nên điều chỉnh quá trình sản sinh hắc sắc tố trong cơ thể. Việc trị nám phải dựa trên nguyên tắc cân bằng, vừa phân hủy hắc sắc tố theo một lượng phù hợp, vừa tìm cách giúp chúng phân bố đều trên da, giúp da sáng hơn và đều màu hơn. Mặt khác, song song với quá trình điều trị, các chị em phụ nữ cũng cần chú ý bảo vệ da theo đúng cách, tránh tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây nám. Đồng thời, duy trì thói quen sinh hoạt điều độ, tránh căng thẳng để cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, giúp da căng mọng, tươi sáng.
Trên đây là một số thông tin về cơ chế hình thành nám da cũng như một số nguyên tắc khi điều trị nám. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm những kiến thức hữu ích để chăm sóc cho chính mình và những người xung quanh. Theo dõi Genki Derma để cập nhật thông tin chi tiết về phương pháp điều trị sạm nám chuyên sâu từ Nhật Bản.